Hiện nay, các hội nhóm về bùng nợ được lập lên hàng loạt trên mạng xã hội. Đây là nơi để người vay truyền nhau cách thức, kinh nghiệm quỵt tiền một cách hiệu quả nhất.
Trong bài viết hôm nay, laisuat sẽ hướng dẫn cách Bùng Nợ Công Ty Tài Chính Không bị Đe Dọa Không bị Khởi Kiện 2023. Nếu bạn đang thật sự quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua nội dung được chia sẻ cụ thể bên dưới.
Nội dung
Cách Bùng Nợ Công Ty Tài Chính Không bị Đe Dọa Không bị Khởi Kiện 2023
Không ai vay tiền mà mong muốn mình đi bùng nợ. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân mà nhiều khách hàng bắt buộc phải chọn phương thức này. Vậy, làm sao để bùng nợ công ty tài chính không bị đe dọa không bị khởi kiện? Tất cả sẽ có ngay sau đây.
Khóa sim, tắt nguồn điện thoại
Phương án đầu tiên mà đa số khách hàng đều áp dụng chắc hẳn là khóa sim/ tháo sim/ vứt sim đã đăng ký vay.
Với cách này, bên công ty tài chính sẽ không thể liên hệ trực tiếp đến bạn để đe dọa, khủng bố tinh thần.
Tuy nhiên, họ sẽ lập tức chuyển hướng gọi cho người thân/ bạn bè (người tham chiếu) để thúc giục bạn trả nợ.
Di chuyển khỏi địa bàn cư trú
Để không bị nhân viên đòi nợ/ xã hội đen đến tận nhà quấy rối thì nhiều người đã chọn cách rời khỏi nơi đang sinh sống.
Đây là hình thức trốn nợ “có đầu tư” vì sẽ tốn thời gian và công sức. Tuy nhiên đổi lại thì hiệu quả cao, bên đòi nợ sẽ không thể gọi điện/ nhắn tin/ đến nhà khủng bố.
Thông báo người thân không nghe điện thoại số lạ
Với người thân/ bạn bè (người tham chiếu) thì bạn hãy thông báo đến họ về tình hình bùng nợ của mình. Như vậy sẽ chủ động hơn trong việc không nghe máy từ số lạ, tránh tình trạng bị làm phiền liên tục.
Báo cơ quan chính quyền
Trong trường hợp người vay bị bên đòi nợ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng thì tốt nhất nên báo cho cơ quan công an. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước những tình huống xấu do xã hội đen/ côn đồ thực hiện để đòi nợ.
Xin gia hạn khoản vay
Cách cuối cùng, mọi người có thể xin gia hạn thời gian vay từ 5 – 7 ngày để xoay sở tài chính. Hầu hết các đơn vị cho vay đều hỗ trợ phương thức này, chỉ cần mọi người thông báo trước 2 – 3 ngày đến hạn.
Bằng việc gia hạn trên, mọi người sẽ không bị gọi điện làm phiền, chỉ cần trả tiền đúng thời gian đã thỏa thuận.
Bùng nợ Công ty tài chính có làm sao không?
Khi quyết định chọn cách bùng nợ Công ty tài chính, người vay có thể sẽ đối mặt với những hậu quả sau:
Bị gọi điện, nhắn tin khủng bố
Gọi điện, nhắn tin là phương thức đòi nợ đầu tiên được hầu hết các Công ty tài chính thực hiện.
Mỗi đơn vị cho vay đều có đội ngũ nhân viên thu hồi nợ, nhiệm vụ của họ là làm sao có thể đòi nợ nhanh nhất.
Vì vậy, khi đến hạn hoặc trễ hạn thanh toán, người vay sẽ bị khủng bố bởi những cuộc gọi đe dọa, uy hiếp. Mỗi ngày bạn sẽ nhận cuộc gọi và tin nhắn có thể lên đến con số 100.
Phạt phí chậm thanh toán
Bất kỳ Công ty tài chính nào khi ký kết hợp đồng vay vốn đều sẽ thiết lập điều khoản về phí phạt chậm trả.
Nếu khách hàng không trả/ trả không đủ theo mức đã thỏa thuận sẽ phải chịu mức lãi lên đến 150%.
Bạn cần biết, việc thời gian chậm trả càng lâu thì lãi phạt sẽ càng tăng lên theo tỷ lệ thuận một cách chóng mặt. Vì vậy, tốt nhất khi đã quyết định vay thì nên tìm mọi cách thanh toán đúng hạn để tránh hậu quả về sau.
Bị nợ xấu tại CIC
CIC là nơi lưu trữ thông tin vay vốn của khách hàng, khi người vay có dấu hiệu “quỵt nợ”, đơn vị cho vay sẽ gửi yêu cầu đến CIC để đưa vào nợ xấu.
Nợ xấu sẽ được phân chia theo từng nhóm từ 1 đến 5. Nếu đã dính nợ xấu thì hiển nhiên bạn không thể vay vốn tại ngân hàng vì sẽ bị từ chối ngay lập tức. Để vay được, mọi người cần thanh toán toàn bộ số nợ và chờ thời gian từ 1 – 5 năm.
Đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội
Mạng xã hội như Facebook/ Zalo là nơi để bên đòi nợ tấn công người vay. Bạn sẽ bị đưa các thông tin cá nhân/ hình ảnh lên cùng những từ ngữ khiếm nhã.
Với hình thức này, người thân/ bạn bè đều sẽ biết bạn đã vay ở Công ty tài chính và bùng tiền. Như vậy, công việc, cuộc sống, mối quan hệ xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Đây được xem là đòn tâm lý mà các đơn vị cho vay thường áp dụng để buộc con nợ thanh toán.
Khởi kiện ra pháp luật
Cuối cùng, biện pháp đòi nợ được xem là răn đe và hiệu quả nhất có lẽ là khởi kiện. Khi một Công ty tài chính hoạt động đúng pháp luật, có giấy phép kinh doanh thì họ có quyền đưa đơn lên Tòa.
Bạn cần biết rằng, chính hợp đồng vay vốn ban đầu là cơ sở pháp lý để Tòa án tiếp nhận yêu cầu và xử lý.
Người vay lúc này sẽ mất nhiều thời gian di chuyển đến Tòa để giải quyết vụ kiện. Trường hợp thua kiện sẽ chịu phí phạt, nếu nghiêm trọng hơn còn có thể bị phạt tù về tội chiếm đoạt tài sản.
Vì sao khách hàng bùng nợ Công ty tài chính?
Bùng nợ Công ty tài chính là một việc làm không ai mong muốn, kể cả bên vay lẫn bên cho vay. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến khách hàng phải chọn cách này, chẳng hạn:
Lãi suất vay cao
Nhiều người sau khi đăng ký vay tại Công ty tài chính xong mới biết mức lãi họ vay cao hơn nhiều so với ngân hàng. Vì vậy, người vay sẽ nghĩ rằng mình bị lừa đảo với mức lãi suất “cắt cổ”.
Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, Công ty tài chính khi cho vay không yêu cầu quá nhiều điều kiện đi kèm. Kể cả bạn có nợ xấu nhóm 5 vẫn được xét duyệt hồ sơ. Do đó, việc lãi suất cao hơn so với ngân hàng/ tổ chức khác là điều hiển nhiên.
Vi phạm điều khoản hợp đồng
Vấn đề quan trọng nhất khi vay chính là đọc thật kỹ và phải hiểu rõ từng điều khoản được thiết lập trên hợp đồng. Bởi, nếu bạn không nắm chính xác sẽ dễ dẫn đến việc vô tình vi phạm nội dung hợp đồng đã giao kết.
Tuy nhiên, có không ít đơn vị cho vay lại cố ý lập hợp đồng có nội dung chung chung, không chi tiết. Khi người vay thiếu hiểu biết, đọc sơ qua và ký kết thì hậu quả vi phạm điều khoản về sau rất có thể xảy ra.
Tốt nhất, khi vay nên đưa bản hợp đồng cho một vài người thân tham khảo qua. Nếu tất cả đều thấy hợp lý và đúng thỏa thuận ban đầu thì mới quyết định ký kết vay.
Gọi điện, nhắn tin làm phiền
Gọi điện, nhắn tin đến người vay chính là nhiệm vụ của nhân viên thu hồi nợ. Vì vậy, mỗi người bạn có thể nhận đến hàng trăm cuộc gọi, điều này thật sự phiền phức, ảnh hưởng công việc.
Nghiêm trọng hơn, người thân/ bạn bè cũng sẽ bị liên lụy trong trường hợp họ là người tham chiếu khoản vay. Do đó, ngay từ ban đầu bạn hãy để số điện thoại phụ của mình để tránh phiền hà đến bất kỳ ai.
Thu phí dịch vụ không báo trước
Khi vay vốn tại các Công ty tài chính, mọi người sẽ phải chịu các khoản phí dịch vụ như: Phí tư vấn, thu hồ sơ, phí phạt, phí bảo hiểm khoản vay,…
Tuy nhiên, có một số đơn vị cho vay lại không thông báo trước với khách hàng của mình. Để đến khi hoàn tất thủ tục, ký kết hợp đồng xong mới bắt đầu tính và thu phí. Không ít người đã bức xúc và nghĩ rằng mình đã bị lừa đảo sau đó quyết định bùng tiền.
Với những thông tin chi tiết về cách Bùng Nợ Công Ty Tài Chính Không bị Đe Dọa Không bị Khởi Kiện 2023. Chắc hẳn mọi người đã có thêm kiến thức, kinh nghiệm trước khi quyết định vay vốn phải không nào. Lưu ý rằng, bạn chỉ nên vay Công ty tài chính khi không thể xoay sở từ người thân hoặc bị ngân hàng từ chối.