Vay tiền online là một trong những hướng giải quyết mỗi khi “kẹt tiền” nhanh nhất của nhiều người. Tuy nhiên, trong quá trình vay vẫn xuất hiện một vài rủi ro mà bản thân người vay vẫn không lường trước được.
Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay của Laisuat sẽ hướng dẫn mọi người cách đối phó với app vay tiền online khi bị khủng bố đòi nợ an toàn nhất. Hãy tham khảo ngay nội dung bên dưới để biết hướng xử lý nhanh nhé!
Nội dung
App vay tiền online là gì?
Vay tiền online là hình thức cho vay tiêu dùng tín chấp, không cần tài sản đảm bảo. Khách hàng có nhu cầu vay chỉ cần cung cấp giấy tờ chính là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực sử dụng.
Khoản vay của những app vay này cung cấp rất đa dạng. Hạn mức cho vay dao động từ 500k – 20 triệu đồng. Lãi suất cạnh tranh, thường xuyên tổ chức chương trình khuyến mãi miễn phí 0% lãi suất cho khách hàng vay mới. Kỳ hạn vay tối đa 12 tháng và có hỗ trợ trả góp.
Cách đối phó với app vay tiền online khi bị khủng bố đòi nợ
Trong quá trình vay nếu khách hàng chưa đủ tiền để thanh toán nợ thì sẽ bị các app vay gọi điện giục trả nợ. Những đơn vị vay hợp pháp thì sẽ có những cách đòi nợ nhẹ nhàng hơn nhưng nếu bạn vay nhầm vào app “đen” thì sẽ phải chịu nhiều khủng bố hơn.
Để thoát khỏi sự đòi nợ “ráo riết” của những app vay này thì điều đầu tiên là mọi người phải cần bình tĩnh. Bởi vi pháp luật có quy định rõ ràng về việc không cho phép công ty tài chính, ngân hàng đe dọa, khủng bố khách hàng trong thời gian quá dài. Để việc này hạn chế thì mọi người có thể tham khảo cách đối phó với app vay khi bị khủng bố, đe dọa như sau:
- Tiến hành làm đơn khiếu nại công ty tài chính, app vay đã thực hiện hành vi đòi nợ trong thời gian dài, gây quấy rối, đảo lộn cuộc sống hàng ngày của khách hàng.
- Nếu bạn phát hiện app vay không tuân thủ một trong số những quy định của pháp luật đề ra thì có quyền làm đơn tố cáo gửi đến các thanh tra, giám sát ngân hàng địa phương để được xử lý ngay lập tức.
- Nếu bạn bị đòi nợ một cách vô lý, không phải khoản nợ mình đã vay hoặc tiền lãi cao hơn rất nhiều so với trong hợp đồng quy định thì tuyệt đối không được nhượng bộ trước những chính sách vô lý do app đề ra.
- Tìm hiểu thêm về những thông tin, điều lệ quy định trong pháp luật về việc vay tiền để tìm ra những hình phạt phù hợp nếu app vay làm trái.
- Trường hợp nếu bên đòi nợ gắt gao, gọi điện liên tục trong thời gian dài thì bạn có thể thử tắt điện thoại hoặc chặn cuộc gọi từ số lạ.
- Biện pháp tốt nhất mà mọi người nên cân nhắc là liên hệ với app vay thương lượng lại điều khoản, nếu số nợ bên vay đòi hợp lý thì hãy tìm mọi cách thanh toán dứt điểm khoản nợ đó.
Nếu như trong quá trình vay vốn tại app vay nhưng bạn không thương lượng được, hoặc xin giãn nợ được rồi nhưng bên cho vay vẫn tiếp tục khủng bố bằng cách làm phiền đến người thân, bạn bè của bạn thì mọi người có thể xử lý theo cách như sau:
- Thông báo đến người thân, bạn bè về việc mình đang bị đòi nợ từ app vay nên hạn chế nhận điện thoại từ số lạ, hoặc lờ đi những tin nhắn từ đối tượng này.
- Khi đăng ký vay không nên cung cấp quyền truy cập danh bạ điện thoại cho những ứng dụng vay tiền. Bởi vì những đơn vị này có thể lần theo danh bạ điện thoại của bạn mà làm phiền đến người xung quanh.
- Trường hợp bạn không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì hãy lập tức liên hệ với app vay để làm rõ. Nếu không được nữa thì nhờ cơ quan chức năng đến can thiệp.
Cách xử lý khi bị app “đen” khủng bố điện thoại dù không vay tiền
Có thể bạn không tin nhưng vẫn có trường hợp nhiều người không vay tiền qua bất cứ ứng dụng cho vay nào nhưng vẫn bị gọi tên và nhắc nợ.
Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, khi sử dụng điện thoại để đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì những tổ chức/ đơn vị cho vay này sẽ bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng/ hành vi.
Pháp luật cho rằng đây chính là hành vi phạm pháp, cố tình vu khống, gọi điện xuyên tác hòng lừa khách hàng lấy tiền. Nếu chẳng may rơi vào tình huống như trên thì mọi người có thể tham khảo cách xử lý như sau:
- Bước 1: Liên hệ với đơn vị đang làm phiền bạn để giải thích rõ ràng về việc bạn không có khoản vay nào với tổ chức cả.
- Bước 2: Yêu cầu nhân viên đòi nợ cung cấp được chứng từ, hợp đồng và những thông tin hợp lệ về việc vay nợ của bản thân.
- Bước 3: Bạn nhớ bật ghi âm lại cuộc hội thoại giữa hai người để có thể làm bằng chứng nếu sau này phát sinh sự cố ngoài ý muốn.
- Bước 4: Thông báo và hướng dẫn cách xử lý cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình khi bị các đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin làm phiền với nội dung như trên.
- Bước 5: Nếu sau khi đã giải thích nhưng bên cho vay vẫn không hết khủng bố thì nhờ công an địa phương can thiệp.
- Bước 6: Đồng thời người bị hại có thể chặn cuộc gọi, tin nhắn làm phiền trên điện thoại và mạng xã hội.
- Bước 7: Thông báo đến người thân, bạn bè về việc bản thân đang bị vu khống với những khoản nợ không có.
Đối với facebook, mạng xã hội cá nhân thì mọi người hãy thử làm theo hướng dẫn sau:
- Khóa chức năng bình luận đối với tài khoản lạ.
- Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, gọi điện đến cả số điện thoại cá nhân thì mọi người có thể trình báo đến cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ xử lý.
- Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: Thông tin về giấy tờ tùy thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…
Một số câu hỏi liên quan khác về vay tiền qua app online
Những cách khủng bố thường gặp của app vay tiền?
Sau đây là một số những cách khủng bố, đòi nợ phổ biến của những app vay tiền online trên mạng.
Bị nhắn tin, gọi điện làm phiền liên tục
Nếu như khách hàng chưa thanh toán khoản vay thì bên thu hồi nợ sẽ liên tục gọi điện, nhắn tin giục khách hàng phải trả nợ sớm. Điều này gây ảnh hưởng đến tinh thần, làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày của người vay.
Làm phiền đến người thân, bạn bè của người vay
Thông thường những đơn vị cho vay tiền qua app sẽ yêu cầu khách hàng cho phép truy cập danh bạ. Mục đích của việc này là để cho công ty đòi nợ có thể nắm được thông tin liên hệ của những người thân từ đó nếu khách hàng chậm trả sẽ lập tức liên hệ đòi nợ ngay.
Bêu rếu thông tin lên mạng xã hội
Nếu hai hình thức đòi nợ trên không hiệu quả thì bên vay còn chơi chiêu đăng thông tin cá nhân, ghép ảnh mặt của con nợ lên mạng xã hội, các group, diễn đàn, bình luận.
Mục đích để người vay cảm thấy xấu hổ và trả nợ nhanh chóng. Hành động này ta rất thường hay bắt gặp trên mạng xã hội và đây là hành vi trái pháp luật.
Sử dụng những từ ngữ, bạo lực để đe dọa
Thêm một cách đòi nợ khủng bố mà những app cho vay thường dùng với khách hàng của mình là gọi điện mắng nhiếc, sử dụng những từ ngữ xúc phạm, tục tĩu để đe dọa.
Việc đòi nợ bằng cách này là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và bị cấm. Nếu bạn gặp trường hợp tương tự như trên thì có thể báo cáo với cơ quan chức năng để giải quyết.
Vay tiền online trên app không trả nợ có bị làm sao không?
Nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng không biết vay tiền online trên app không trả nợ thì có bị làm sao không? Hiện nay, có rất nhiều đơn vị tài chính cho vay tiền với những điều kiện và thủ tục dễ dàng, Khách hàng không cần phải chứng minh thu nhập hay thế chấp tài sản rườm rà. Bạn chỉ cần cung cấp được cmnd hoặc cccd là có thể vay được ngay.
Chính vì cho vay “dễ dãi” như vậy mà nhiều người đã có suy nghĩ muốn quỵt nợ. Nhưng bạn phải cân nhắc khi quyết định không trả nợ. Bởi vì sẽ gây ra một số rắc rối như sau:
Bị đòi nợ liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Chỉ cần sắp đến ngày thanh toán nhưng chưa thấy khách hàng chủ động trả nợ thì sẽ có nhân viên thu hồi nợ gọi nhắc nhở. Còn nếu bạn cố tình không trả, có ý định xù nợ thì sẽ bị app vay gọi điện hối thúc liên tục, làm phiền cuộc sống của người thân xung quanh bạn.
Việc này nếu kéo dài suốt một khoảng thời gian dễ gây ra tình trạng ức chế với người vay và những người bị ảnh hưởng khác.
Bị thu phí phạt, lãi suất cao
Lãi suất càng ngày càng tăng theo số ngày bạn trì hoãn không chịu trả nợ. Khi khoản vay bị quá hạn thanh toán thì số tiền lãi sẽ nhân lên lãi suất cao gấp 10 – 20 lần so với hợp đồng, chưa kể bạn còn phải trả thêm những khoản phí dịch vụ từ trên trời rơi xuống nữa.
Vi phạm pháp luật
Không kể những đơn vị cho vay nặng lãi hay app vay tín dụng đen thì nếu bạn cố tình trốn nợ, không trả tiền cho những công ty tài chính làm ăn chân chính thì có thể bị kết án vi phạm pháp luật vì tội cố tình chiếm đoạt tài sản của người khác.
Quỵt nợ app vay có bị đi tù không?
Trong Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định rõ ràng về nghĩa vụ trả nợ của người vay khi tham gia vay tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính: “Bên vay vốn phải hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi khi tới thời hạn vay vốn. Nếu như là tài sản thì phải trả đầy đủ loại tài sản, chất lượng, số lượng.”
Như vậy nếu như khách hàng quỵt nợ app vay thì có thể bị khởi kiện về hành vi làm trái pháp luật quy định. Cụ thể:
- Khoản dư nợ từ 4 triệu – 50 triệu: Phạt tù không giam giữ từ 3 – 6 tháng hoặc phạt tù 3 năm đối với những người đã từng bị vi phạm tội danh này.
- Khoản dư nợ từ 50 triệu – 200 triệu: Phạt tù từ 2 đến 7 năm.
- Chiếm đoạt tài sản từ 200 triệu – 500 triệu: Bị phạt tù từ 5 đến 12 năm.
- Chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu trở lên: Bị án phạt cao nhất từ 12 năm đến 20 năm.
Tuy nhiên, nếu đơn vị bạn vay tính lãi suất vượt mức nhà nước quy định, trên 20% thì sẽ không thể lập hồ sơ khởi kiện bạn được. Bởi vì chính đơn vị đó đã vi phạm pháp luật nên không đủ điều kiện để làm hồ sơ đe dọa bạn.
Hướng dẫn cách tố cáo app vay nặng lãi
Sau đây là một số hướng dẫn tố cáo nếu bạn vay nhầm phải app cho vay nặng lãi:
- Bước 1: Chuẩn bị sẵn sàng những bằng chứng, chứng cứ rõ ràng để tố giác tội phạm. Bằng chứng có thể là: đơn tố cáo lừa đảo, chứng minh nhân dân/ cccd, giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc lừa đảo.
- Bước 2: Liên hệ với cơ quan chức năng > gửi toàn bộ hồ sơ, giấy tờ bạn đã thu thập được (có thể gửi trực tiếp hoặc gửi bưu điện).
- Bước 3: Cơ quan chức năng nhận tin tố giác > Tiếp nhận đơn và tiến hành lấy lời khai của người nộp đơn.
- Bước 4: Tiến hành xác minh vụ việc xem đơn vị có dấu hiệu của phạm tội hay không rồi mới căn cứ và khởi tố vụ án.
Thông tin của một số cơ quan có thẩm quyền xử lý về vụ việc gồm:
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an:
- Hotline cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại Thành phố Hà Nội: 0692 342 431.
- Hotline cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh: 0693 336 310.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
- Hotline văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Thành phố Hà Nội: 0692 321 667.
- Hotline văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh: 0693 376 809.
Ngoài các đường dây nóng của Bộ nêu trên, tại mỗi tỉnh thành người dân cũng có thể liên hệ với các đường dây nóng sau đây:
Tại thủ đô Hà Nội
- Phòng An ninh điều tra: 0692194077.
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra: 0692196402.
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 02439422532, 0692196242, 0692196254, 0692196530 hoặc 0692196764.
Tại thành phố Hồ Chí Minh
- Phòng An ninh điều tra: 02838413744.
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra: 0693187680.
Như vậy, nếu vay tiền online qua app bạn bị khủng bố thì có thể liên hệ khởi kiện qua một trong những số điện thoại trên để cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đảm bảo lợi ích cho người dân.
Hồ sơ cần nộp cho cơ quan có thẩm quyền gồm những gì?
Để nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết khủng bố đòi nợ từ những app vay tiền thì bạn cần phải hoàn thành hồ sơ gồm:
- Đơn tố cáo, điền đầy đủ thông tin cá nhân, nội dung trong đơn gồm: họ tên, cmnd/cccd, ngày tháng năm tố cáo, họ tên và địa chỉ cũng như cách thức liên hệ của người tố cáo; nội dung tố cáo (hành vi khủng bố điện thoại của các app cho vay tiền…).
- Giấy tờ chứng minh bản thân bị làm phiền trong khi bản thân không vay tiền.
- Nộp chứng cứ gồm: bản ghi âm cuộc gọi, tin nhắn đe dọa, thông tin về đơn vị vay, số điện thoại gọi khủng bố,..
Như vậy, bài viết trên đây laisuat đã hướng dẫn bạn cách đối phó với app vay tiền online khi bị khủng bố đòi nợ an toàn. Hy vọng nội dung trên đây mà chúng tôi chia sẻ đã giúp ích cho bạn cách thoát khỏi những tình huống đó nhanh nhất.