Có nên dùng dịch vụ xóa nợ xấu CIC trên mạng không? Dấu hiệu nhận biết lừa đảo? Đang là vấn đề khiến nhiều người dùng dính nợ xấu cực kỳ thắc mắc và tìm kiếm câu trả lời. Thực hư vấn đề này ra sao? Cùng laisuat.org tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!
Nội dung
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu chắc hẳn là một trong những cụm từ mà những khách hàng vay vốn cảm thấy khá quen thuộc. Nợ xấu chính là khi khách hàng vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng nhưng không trả khoản vay đúng kỳ hạn đã cam kết trong hợp đồng.
Lúc này, hồ sơ khách hàng sẽ được lưu trên hệ thống CIC (Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước).
Khi bị đưa vào CIC, điểm tín dụng của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng. Khả năng vay vốn cũng bị hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó, dù khách hàng thanh toán hoàn tất khoản vay (tính cả gốc lẫn lãi) cũng không được xoá khỏi hệ thống ngay được. Tuỳ thuộc vào từng yếu tố mà khách hàng sẽ được xếp vào các nhóm nợ xấu khác nhau.
Cụ thể các nhóm nợ xấu hiện nay gồm:
- Nợ xấu nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Thời gian nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nợ nhóm này vẫn có khả năng thu hồi gốc và lãi.
- Nợ xấu nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Thời gian nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày. Nhóm nợ này đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng vẫn chậm thanh toán.
- Nợ xấu nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Thời gian nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày.
- Nợ xấu nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Thời gian nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày. Nhóm nợ này đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai.
- Nợ xấu nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Thời gian nợ quá hạn trên 360 ngày. Đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn rất cao và bị liệt vào nhóm nợ xấu cao nhất.
Khi bị đưa vào danh sách nợ xấu trên CIC. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ dựa vào nhóm nợ xấu của khách hàng mà đánh giá lịch sử tín dụng. Từ đó, đưa ra quyết định có nên cho vay vốn hay không. Nhìn chung, những khoản nợ từ nhóm 3, 4, 5 khả năng vốn vốn dường như không được duyệt vay thành công.
Có nên dùng dịch vụ xóa nợ xấu CIC trên mạng không?
Hiện nay, có rất nhiều thông tin từ mạng xã hội, mạng internet đã tung các thông tin về dịch vụ xóa nợ xấu CIC. Thực hư vấn đề này ra sao? Và có nên dùng dịch vụ xóa nợ xấu CIC trên mạng hay không?
Theo tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin, dịch vụ này ra đời đánh vào tâm lý nôn nóng muốn xoá nợ xấu nhanh chóng của khách hàng. Để có thể tiếp tục vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Các dịch vụ xóa nợ xấu CIC trên mạng đang lan tràn rất nhiều.
Tuy nhiên, đây là một thông tin hoàn toàn không chính xác. Nhưng giới thiệu trên, đây là những đối tượng xấu muốn lợi dụng tâm lý của khách hàng nhằm lừa đảo và chiếm đoạt thông tin, tài sản của khách hàng.
Như bạn đã biết, thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ được lưu lại trên hệ thống CIC. Đây là một hệ thống thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước khá bảo mật, chặt chẽ và không phải ai cũng có quyền truy cập, chỉnh sửa thông tin. Vì vậy, dù khách hàng có sử dụng bất kỳ dịch vụ xóa nợ xấu nào thì cũng không thể xoá nợ xấu trên hệ thống CIC được.
Vì vậy, “Có nên dùng dịch vụ xóa nợ xấu CIC không?”, thì câu trả lời là tuyệt đối không nên tin và sử dụng. Việc khách hàng tin tưởng và lựa chọn dịch vụ này sẽ vô cùng nguy hiểm.
Các dịch vụ sẽ yêu cầu phí rất cao, lên tới vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, thông tin khách hàng sẽ bị các dịch vụ này khai thác và sử dụng với nhiều mục đích bất lợi khác.
- Gợi ý: Nợ xấu FE bao lâu được xóa
Dấu hiệu nhận biết dịch vụ xóa nợ xấu CIC lừa đảo?
Các dịch vụ xóa nợ xấu CIC hiện nay đang lan rộng rất nhanh và nguy cơ lừa đảo rất nhiều khách hàng. Chính điều này khiến nhiều khách hàng vô cùng lo lắng và bối rối trong quá trình vay vốn. Để nhận biết dịch vụ xóa nợ xấu CIC lừa đảo khá đơn giản.
Khách hàng chỉ cần tham khảo qua những dấu hiệu sau:
- Các dịch vụ này sẽ giả dạn là thương hiệu các ngân hàng tại Việt Nam và nhắn tin đến số điện thoại khách hàng với các nội dung như: Cảnh báo đổi mật khẩu, cảnh báo cập nhật dịch vụ, cung cấp dịch vụ xóa nợ xấu CIC,…
- Là các tin nhắn qua SMS điện thoại, tin nhắn qua ứng dụng Facebook. Với các đường link giả mạo. Các đường link khá giống với website chính thức của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên cả nước. Khiến khách hàng nhầm lẫn và mất cảnh giác. Và khi khách hàng truy cập vào, mọi thông tin trên điện thoại, máy tính của khách hàng đều bị hacker chiếm đoạt.
- Các tin nhắn, cuộc gọi với nội dung thông báo về dịch vụ xóa nợ xấu CIC
- Các tin nhắn gửi về Email của khách hàng đính kèm link trang web lạ, nội dung mời chào và hứa hẹn cung cấp dịch vụ xóa nợ xấu CIC nhanh chóng
- Các bài đăng quảng cáo với nội dung “Tin vui cho những ai bị nợ xấu, vẫn có thể vay được tiền…”
- …
Cách xóa nợ xấu trên CIC nhanh, đơn giản nhất
Khi bị dính nợ xấu, điểm tín dụng bị ảnh hưởng, quá trình vay vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khi dính nợ xấu trên CIC, khách hàng sẽ khó xóa thông tin của mình ngay lập tức trên hệ thống mà còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Để xoá nợ xấu trên CIC, khách hàng không nên tin vào những dịch vụ xóa nợ xấu CIC trên mạng, mà hãy tham khảo theo các biện pháp sau:
Xóa nợ xấu với khoản vay dưới 10 triệu
Cách tốt nhất và đơn giản nhất để xóa nợ xấu đó là thanh toán khoản nợ cho đơn vị cho vay càng sớm càng tốt. Không nên để thời gian thanh toán khoản nợ quá dài, dẫn đến dính nợ xấu và bị liệt vào các nhóm nguy hiểm 3, 4, 5.
Điều đáng mừng cho những khách hàng vay vốn với khoản vay dưới 10 triệu. Đó là theo quyết định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bắt đầu từ 01/12/2014, hệ thống CIC sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng cho các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán.
Tức là, khi khách hàng dính nợ xấu bị lưu vào hệ thống CIC. Nhưng số nợ khách hàng thiếu có giá trị dưới 10 triệu đồng (tính cả gốc lẫn lãi). Sau khi tất toán xong khoản nợ, sẽ được xóa khỏi lịch sử nợ xấu tín dụng CIC ngay lập tức.
Xóa nợ xấu với khoản vay trên 10 triệu
Đối với khoản vay có giá trị trên 10 triệu đồng. Cách để xóa nợ xấu CIC cũng chỉ có một cách duy nhất, đó chính là ngay lập tức thanh toán khoản nợ.Bao gồm: khoản nợ gốc, lãi và cả phí phạt thanh toán trễ hạn (nếu có) cho đơn vị cho vay.
Nếu khoản vay của khách hàng không quá lớn, hoặc thời gian thanh toán khoản nợ của khách hàng vẫn còn ở nhóm 1, 2, 3. Khách hàng có thể chủ động liên lạc với cán bộ tín dụng để thông báo về việc đã tất toán khoản nợ quá hạn cho tổ chức cho vay.
Đồng thời, đề nghị đơn vị làm văn bản xác nhận việc khách hàng đã thanh toán đầy đủ khoản nợ quá hạn, kèm theo lý do khách quan mà khách hàng thiếu nợ. Từ đó, cán bộ tín dụng xem xét về nợ xấu của bạn trên hệ thống CIC.
Nợ xấu trên CIC bao lâu thì xoá hoàn toàn được?
Theo quy định, CIC sẽ cập nhật tình hình tín dụng định kỳ hằng tháng. Và nợ xấu trên CIC sẽ được xoá bỏ theo từng nhóm nợ xấu khác nhau như sau:
- Nợ xấu nhóm 1: Không được coi là nợ xấu. Khi khách hàng thanh toán hoàn tất khoản nợ sẽ được xoá bỏ hồ sơ khỏi hệ thống CIC ngay lập tức.
- Nợ xấu dưới 10 triệu đồng: Cũng được quy định và xoá bỏ khỏi hệ thống CIC nếu khách hàng thanh toán hoàn tất khoản nợ đơn vị cho vay vốn.
- Nợ xấu nhóm 2: sẽ được CIC xóa bỏ hoàn toàn khỏi lịch sử tín dụng nợ xấu sau 12 tháng, kể từ lúc khách hàng tất toán hoàn tất khoản nợ. Sau thời gian nợ xấu, khách hàng có thể vay vốn ở bất kỳ ngân hàng, tổ chức tín dụng trên cả nước. Tuy nhiên, khi dính nợ xấu nhóm 2, khách hàng cũng có thể vay vốn tại một số ngân hàng, tổ chức tín dụng chấp nhận lịch sử tín dụng nợ xấu của khách hàng. Nhưng phải kèm theo nhiều điều kiện bắt buộc theo quy định.
- Nợ xấu nhóm 3, 4, 5: Khi rơi vào những nhóm nợ xấu này, khách hàng sẽ không thể vay vốn ở bất kỳ ngân hàng, tổ chức tín dụng với bất kỳ hình thức vay vốn nào. Và khi khách hàng tất toán xong khoản nợ cho đơn vị cho vay, phải mất 5 năm (60 tháng) để thông tin khách hàng được xóa bỏ hoàn toàn trên hệ thống CIC. Lúc này, ngân hàng, tổ chức tín dụng mới chấp nhận xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng tiếp.
Để không rơi vào nhóm nợ xấu, cách tốt nhất khách hàng nên thanh toán khoản nợ nhanh chóng, đúng hạn. Tuyệt đối không để mắc nợ quá hạn với thời gian quá dài. Bởi khi dính nợ xấu trên CIC, dù bạn có được gỡ bỏ khỏi danh sách.
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng có thể tìm lại được thông tin nợ xấu của bạn. Và việc vay vốn ở lần tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
- Tham khảo: Cách Xoá nợ Xấu HD Saison
Một số lưu ý giúp hạn chế nợ xấu CIC
Để hạn chế nợ xấu CIC, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cần tìm hiểu thông tin khoản vay như: hạn mức, lãi suất, thời gian đáo hạn,… Trước khi tiến hành vay vốn
- Xác định khả năng tài chính bản thân, khả năng chi trả khoản vay trước khi đăng ký vay vốn
- Nên chọn hạn mức vay phù hợp với tài chính hằng tháng của bản thân, không nên vay với số tiền vượt quá 50% thu nhập hằng tháng.
- Khi điểm tín dụng thấp, không nên cố gắng vay vốn ngân hàng
- Không nên vay vốn nhiều đơn vị tài chính, khi khả năng chi trả khoản vay thấp.
- Kiểm soát và quản lý tài chính cá nhân chặt chẽ, hợp lý để có thể thanh toán khoản nợ đã vay đúng kỳ hạn
- Ghi nhớ thời gian đáo hạn khoản vay để chi trả đúng hạn, tránh trễ hạn gây phát sinh phí trễ hạn cao
Xem thêm: Vay tiền online nợ xấu vẫn vay được
Bài viết giúp giải đáp các vấn đề Có nên dùng dịch vụ xóa nợ xấu CIC trên mạng hay không và cách nhận biết những dịch vụ xóa nợ xấu CIC lừa đảo. Mong rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích, nhằm tránh những quảng cáo, lời chào mời, giới thiệu xoá nợ xấu không uy tín.