Với nhiều chương trình ưu đãi mở tài khoản, thẻ ngân hàng khi sử dụng mà nhiều người sở hữu rất nhiều thẻ dẫn đến không sử dụng. Hôm nay, laisuat.org giải đáp thẻ ATM ngân hàng lâu không sử dụng có bị khoá, bị trừ tiền không?
Thẻ ATM, thẻ ngân hàng bị khoá khi nào?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thẻ bị khóa. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp khiến thẻ ATM bị khóa:
- Thẻ ATM có thời hạn sử dụng và thường là 3 đến 5 năm, phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng. Thời gian sử dụng được ghi rõ trên mặt thẻ ATM.
- Nếu khách hàng nhập sai mã PIN thẻ ATM quá 5 lần, hệ thống ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ để đảm bảo an toàn.
- Thẻ ATM sẽ bị tạm khóa nếu khách hàng chưa thanh toán phí thường niên.
- Nếu thẻ ATM không được sử dụng trong một khoảng thời gian dài, thẻ có thể bị tạm khóa một chiều.
- Thẻ ATM cũng có thể bị khóa do yêu cầu của chủ thẻ vì nhiều lý do khác nhau như thẻ bị mất, bị lộ thông tin…
Ngoài các trường hợp trên, còn có một số lý do khác liên quan đến bảo mật mà ngân hàng có thể tự động khóa thẻ.
- Tham khảo: Cách kích hoạt thẻ ATM trên điện thoại
Thẻ ngân hàng sẽ chịu các khoản phí nào?
Cũng theo Thông tư của nhà nước ban hành, người dùng thẻ ATM sẽ phải chịu những phí sau (chưa bao gồm thuế VAT):
- Phí phát hành thẻ: Phí phát hành thẻ được quy định từ 0 đồng đến 100.000 đồng.
- Phí thường niên: Phí thường niên (hay phí duy trì thẻ) được quy định dao động từ 0 đồng đến 60.000 đồng/thẻ/năm.
- Phí giao dịch ATM: Vấn tin tài khoản (Miễn phí – 500 đồng/ giao dịch), In sao kê tài khoản (100 – 800 đồng/ giao dịch), Rút tiền mặt (Miễn phí – 3000 đồng/giao dịch), Chuyển khoản (Miễn phí – 15.000 đồng/giao dịch)
- Các loại phí khác: Theo biểu phí dịch vụ thẻ của các ngân hàng.
Thẻ ATM ngân hàng lâu không sử dụng có bị khoá không?
Thông tin về thời gian khóa thẻ ATM sẽ phụ thuộc vào từng loại thẻ và quy định của từng ngân hàng. Thông thường, thẻ ATM sẽ có thời hạn sử dụng từ 3 đến 5 năm và sau đó phải được gia hạn. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng thẻ trong một thời gian dài hoặc bị quên thì thời gian khóa thẻ sẽ khác nhau.
Nếu thẻ ATM đã được kích hoạt nhưng không có giao dịch nào phát sinh thì vẫn có thể sử dụng trong thời hạn từ 3 đến 5 năm. Nếu còn tiền trong thẻ, ngân hàng sẽ liên hệ với khách hàng để gia hạn hoặc rút tiền.
Thời gian khóa thẻ ATM do không sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thẻ.
Ví dụ như:
- Thẻ ATM nội địa: Sau 1 năm đến 1 năm rưỡi không có giao dịch thì thẻ sẽ vào trạng thái ngừng hoạt động và giao dịch sẽ bị khóa.
- Thẻ ATM trả trước: không bị khóa khi không sử dụng, chỉ bị khóa khi khách hàng yêu cầu hoặc do hết hạn.
- Thẻ ATM ghi nợ: sẽ bị khóa sau 12 – 18 tháng nếu không sử dụng.
- Thẻ ATM tín dụng: không có quy định về thời gian khóa khi không sử dụng, nhưng phí thường niên vẫn phải đóng hàng năm và nếu không đóng phí sẽ chuyển thành nợ xấu.
Thẻ ATM ngân hàng lâu không sử dụng có bị trừ tiền không?
Nếu chủ thẻ không khóa hoặc hủy dịch vụ thẻ ngân hàng đã bỏ không sử dụng trong thời gian dài, các khoản phí như phí duy trì thẻ, phí thường niên, phí Mobile Banking… vẫn sẽ tự động phát sinh. Vì vậy, để tránh đóng phí dịch vụ này, người dùng nên yêu cầu khóa thẻ sớm nhất có thể.
Cách xử lý thẻ ngân hàng không sử dụng
Các ngân hàng áp dụng các quy trình bảo mật nghiêm ngặt, do đó, thẻ ATM lâu không sử dụng cũng không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, vẫn có phí duy trì hoặc phí thường niên phải thanh toán, được coi là khoản nợ với ngân hàng. Để tránh chi phí không cần thiết, cần xác định liệu bạn có tiếp tục sử dụng thẻ trong tương lai hay không.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên kiểm tra tất cả các thẻ ATM đang sử dụng và giữ lại chỉ những thẻ thường xuyên dùng:
- Nếu không cần thiết, hãy đến ngân hàng để hủy thẻ.
- Nếu thẻ liên kết với tài khoản thanh toán và đăng ký SMS Banking, hủy thẻ đồng nghĩa với việc hủy các dịch vụ đi kèm và ngân hàng sẽ tính phí hàng tháng, cộng dồn và truy thu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thẻ ngân hàng lâu không sử dụng và cách xử lý hiệu quả nhất. Với mỗi mục đích sử dụng, bạn nên căn nhắc trước khi tiến hành mở thẻ để không phát sinh các khoản phí.