Vay tiền trên Facebook, Zalo, Telegram có lừa đảo không? Dấu hiệu nhận biết lừa đảo? Là những vấn đề đang được rất nhiều người dùng các nền tảng này quan tâm. Việc gia tăng các chiêu thức lừa đảo vay tiền trên Facebook, Zalo, Telegram khiến người dùng cảm thấy hoang mang và lo lắng. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Cùng laisuat.org tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Nội dung
Vay tiền trên Facebook, Zalo, Telegram có lừa đảo không?
Facebook, Zalo, Telegram là những ứng dụng mạng xã hội phổ biến, với lượng người dùng đông đảo hiện nay. Mỗi một ứng dụng đều có tính bảo mật an toàn, cùng đó là nhiều tiện ích thú vị dành cho người dùng. Tuy nhiên, đây cũng là nơi có nhiều lỗ hổng, để các đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo người dùng.
Như bạn đã biết, Facebook, Zalo, Telegram là những ứng dụng giải trí, chia sẻ video, hình ảnh,… của chính bản thân. Việc các ứng dụng này cung cấp dịch vụ cho vay là điều chưa từng xảy ra. Vì vậy, người dùng cần cẩn thận với những chiêu trò mời mọc, những hình ảnh, tin tức liên quan tới vay tiền online trên các ứng dụng này.
Hiện nay, việc lập nhiều tài khoản Facebook, tài khoản Zalo, tài khoản Telegram chia sẻ những hình ảnh nhà lầu, xe hơi, tiền bạc,… để kích thích sự tò mò của người dùng. Cùng đó là những chiêu đánh vào tâm lý những người dùng đang thiếu thốn tài chính, đang cần tiền để kinh doanh, mua sắm, chi tiêu,… Những chiêu lừa đảo này, nếu người dùng không đủ tỉnh táo sẽ sa vào bẫy của những đối tượng xấu này ngay.
Dấu hiệu nhận biết lừa đảo vay tiền trên Facebook, Zalo, Telegram
Các đối tượng xấu có rất nhiều cách để lừa đảo người dùng cả tin trên Facebook, Zalo, Telegram. Mỗi một ứng dụng, đối tượng xấu sẽ đưa ra những cách thức lừa đảo khác nhau. Người dùng cần có tâm thế vững vàng, sáng suốt, tuyệt đối không bị dính vào những chiêu lừa đảo này.
Cụ thể một số dấu hiệu nhận biết lừa đảo vay tiền trên Zalo, Facebook, Telegram mà người dùng có thể tham khảo để tránh càng sớm càng tốt:
Nhận biết lừa đảo trên Facebook
Lập nhiều Facebook ảo
Việc lập nhiều Facebook ảo với tên tài khoản khá hay, đầy đủ hình ảnh, để người dùng cảm thấy đây là một tài khoản Facebook thật. Từ đó, đối tượng xấu sẽ nhắn tin đến messenger của từ cá nhân người dùng để mời chài, kêu gọi vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ các đối tượng nợ xấu trên CIC,… Đối tượng xấu liên tục nhắn tin, kêu gọi để người dùng có thể trả lời lại. Và những khách hàng đang cần tài chính sẽ tin tưởng và cung cấp thông tin cho các tài khoản Facebook ảo này.
Tham khảo: Kiếm tiền trên Telegram có lừa đảo không?
Lừa đảo trên các hội, nhóm Facebook
Không chỉ nhắn tin riêng cho từng người dùng trên Facebook. Các đối tượng xấu cũng lập các group, fanpage, hoặc tham gia các group, fanpage trên Facebook. Với mục đích kêu gọi và hỗ trợ người dùng vay tiền với nhiều chương trình ưu đãi. Người dùng cần lưu ý để tránh những chiêu lừa đảo ngày càng tinh vi này.
Làm giả cuộc gọi Video Call
Nhiều đối tượng chiếm đoạt tài sản của người dùng Facebook càng tinh vi hơn. Không chỉ nhắn tin riêng trên Messenger, họ còn có thể giả làm người quen của người dùng và làm giả video call để lừa đảo.
Nhiều người dùng Facebook cũng khá cẩn thận, gọi video Call Facebook để xác minh danh tính người vay. Đầu dây bên kia vẫn bắt máy, có hình ảnh, giọng nói giống với người thân, khiến người dùng Facebook không nghi ngờ gì nữa. Thế là, chuyển tiền cho người thân mượn tiền, nhưng không biết rằng đây cũng là một chiêu lừa đảo vô cùng tinh vi của những kẻ lừa đảo.
Nhận biết lừa đảo trên Zalo
Mạo danh công ty tài chính
Hiện nay, có nhiều đối tượng xấu mạo danh các công ty tài chính và gạ gẫm người dùng Zalo. Với mục đích chính lừa đảo, và chiếm đoạt tiền của người dùng. Những đối tượng này sẽ tạo một cơ sở kinh doanh chui, tuyển nhiều nhân viên, tạo các zalo với các tên công ty tài chính như thật. Khiến nhiều người dùng Zalo dễ bị mắc bẫy. Một số công ty lừa đảo bạn nên tránh trên Zalo như: Công ty tài chính Việt Nam, công ty TNHH dịch vụ và TM HSJC,..
Các quảng cáo hấp dẫn
Bên cạnh tạo công ty chui, đối tượng lừa đảo cũng có các tài khoản Zalo cá nhân chuyên sử dụng lừa đảo người dùng. Họ sẽ chạy quảng cáo liên tục, với nội dung vô cùng hấp dẫn. Như: Vay vốn với hạn mức cao lên tới 5 – 70 triệu đồng, lãi suất chỉ từ 0,5%/ tháng, hồ sơ vay đơn giản chỉ cần CMND/CCCD/ sổ hộ khẩu hoặc bằng lái xe,…
Khi những người dùng tin vào những lời quảng cáo đó. Các đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng chuyển 550.000 đồng để đóng bảo hiểm rủi ro khi vay tiền. Và hứa trả lại khi khách hàng khi tất toán khoản nợ hoàn tất. Đây chính là một trong những chiêu lừa đảo công khai nhưng vô cùng hấp dẫn. Và đây cũng là một trong những chiêu lừa đảo khiến nhiều người dùng Zalo bị sập bẫy.
Giả danh nhân viên ngân hàng
Cũng có khá nhiều đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng và thực hiện các hành vi mời mọc người dùng Zalo vay tiền. Với nội dung: vay với hạn mức cao, lãi suất thấp, giải quyết hồ sơ nhanh chóng. Khiến người vay nhầm tưởng chỉ cần chuyển tiền phí là sẽ nhận được giải ngân ngay.
Bên cạnh việc bị chiếm đoạt các khoản tiền phí. Nghiêm trọng hơn, người dùng Zalo còn bị những đối tượng xấu doạ dẫm, vòi vĩnh tiền. Các đối tượng sẽ cố tình doạ sẽ đem hồ sơ khách hàng đi vay và chính khách hàng sẽ là người lãnh nợ từ ngân hàng, hoặc các công ty tài chính khác.
Nhận biết lừa đảo trên Telegram
Tạo nhóm vay tiền
Đây là hình thức lừa đảo khá tinh vi và phổ biến của các đối tượng lừa đảo trên Telegram. Họ sẽ xây dựng các kênh, nhóm trên Telegram để mời gọi người dùng tham gia vay tiền. Nội dung xây dựng trong kênh, nhóm khá đa dạng. Chủ yếu vẫn là: hỗ trợ khách hàng vay tiền nhanh, với lãi suất ưu đãi nhất, …
Người dùng Telegram nên cảnh giác cao đối với những đối tượng lừa đảo nào. Việc tham gia vào các nhóm này khiến bạn có thể bị mất tiền, mất tài khoản Telegram của mình.
Nhắn tin hỗ trợ vay tiền
Tương tự như với hình thức lừa đảo trên Facebook. Trên Telegram, đối tượng lừa đảo cũng lợi dụng lỗ hỗng này để mời gọi người dùng tại Telegram tham gia vay vốn. Những đối tượng dễ tin, sẽ bị lừa mất tiền, nghiêm trọng hơn có thể bị lộ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản của mình.
Bị lừa đảo trên Facebook, Zalo, Telegram phải làm sao?
Bị lừa đảo vay tiền trên Facebook, Zalo, Telegram là điều mà bất kỳ người dùng nào cũng không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu chẳng may bị lừa đảo. Người dùng cần hết sức bình tĩnh. Hãy lưu, cất giữ tất cả tin nhắn, giao dịch,… Là các bằng chứng liên quan đến vụ lừa đảo này. Sau đó có thể tố cáo theo các hình thức sau:
- Gọi đến đường dây nóng của cơ quan công an có thẩm quyền tại tỉnh/ thành phố nơi kẻ lừa đảo cư trú, hoặc nơi bạn đang cư trú. Báo cáo về việc bị lừa đảo, để công an vào cuộc điều tra, xử lý.
- Gửi đơn tố cáo trực tiếp đến cơ quan công an các cấp. Kèm theo đó là các giấy tờ, chứng cứ liên quan.
Lưu ý để tránh lừa đảo vay tiền trên Facebook, Zalo, Telegram
Để tránh các chiêm lừa đảo vay tiền trên Facebook, Zalo, Telegram. Người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các cuộc trò chuyện trên Facebook, Zalo, Telegram cần được kết nối trong bí mật. Đảm bảo quyền riêng tư và không bị đối tượng lừa đảo lợi dụng.
- Các tài khoản Facebook, Zalo, Telegram đều phải kích hoạt tính năng bảo mật, xác minh tài khoản 2 bước đầy đủ.
- Việc đăng nhập tài khoản Facebook, Zalo, Telegram trên nhiều thiết bị. Cần được đăng xuất và vô hiệu hoá hoạt động trên thiết bị đó ngay sau khi không sử dụng chúng trên thiết bị đó nữa.
- Những tin nhắn lạ trên Facebook, Zalo, Telegram không nên phản hồi lại. Hoặc tốt nhất, bạn nên xóa những tin nhắn người lạ đó đi
- Nếu có nhu cầu vay vốn, nên tìm tới các ứng dụng vay tiền online uy tín. Hoặc tốt nhất bạn nên đến trực tiếp ngân hàng để đăng ký vay vốn.
Trên đây là tổng hợp thông tin Vay tiền trên Facebook, Zalo, Telegram có lừa đảo, cùng các dấu hiệu nhận biết lừa đảo trên các ứng dụng bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tránh được những chiêu lừa đảo trên các nền tảng Facebook, Zalo và Telegram. Đồng thời có những trải nghiệm trên các nền tảng này tốt nhất.
Xem thêm: STT đòi nợ hay trên Facebook