Vì sao tài khoản ngân hàng bị đóng băng? Chắc chắn đây là thắc mắc của rất nhiều người khi không thể truy cập vào tài khoản của mình. Laisuat.org sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết sao cho hiệu quả ngay sau đây nhé!
Tài khoản ngân hàng đóng băng là gì?
Tài khoản ngân hàng đóng băng nghĩa là bạn không thể thực hiện bất cứ giao dịch nào tài khoản. Lệnh đóng băng tài khoản ngân hàng hầu hết xuất phát từ tòa án. Ngân hàng có nhiệm vụ thực hiện để phía cơ quan có thẩm quyền điều tra.
Thông thường, khi bạn nợ một khoản tiền lớn hoặc thực hiện các hoạt động đáng ngờ qua tài khoản. Tài khoản của bạn sẽ bị đóng băng. Không giống như các biện pháp như khóa tài khoản, tạm khóa tài khoản. Tài khoản ngân hàng đóng băng sẽ không có thời gian nhất định. Lệnh mở đóng băng tài khoản sẽ được ban hành và thực hiện khi bạn đáp ứng điều kiện từ phía ngân hàng hoặc cơ quan kiểm soát.
>> Xem ngay: Tài khoản ngân hàng bị Khóa có nhận được tiền không?
Vì sao tài khoản ngân hàng bị đóng băng?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tài khoản ngân hàng bị đóng băng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
- Khi bạn không thanh toán khoản tiền khi đến hạn ngân hàng sẽ đóng băng tài khoản.
- Nếu bạn bị nghi ngờ có những hành vi gian lận hoặc vi phạm chính sách hoạt động của ngân hàng thì ngân hàng cũng có quyền đóng băng tài khoản. Điều này giúp bảo vệ tài khoản của bạn và ngăn chặn các hành vi gian lận.
- Trường hợp bạn qua đời và chưa có người thừa kế hoặc người quản lý tài khoản thì tài khoản sẽ bị đóng băng.
- Những ai mua bán chứng khoán mà không thanh toán đầy đủ, ngân hàng sẽ đóng băng tài khoản chứng khoán trong vòng 30 ngày. Nếu trong thời gian bị đóng băng mà bạn vẫn mua chứng khoán thì bạn cần thanh toán đầy đủ các khoản giao dịch mà bạn thực hiện.
- Bạn bị nghi ngờ hoặc thực sự vi phạm pháp luật. Phía cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu ngân hàng đóng băng tài khoản của bạn.
- Bạn cũng có quyền yêu cầu tổ chức, ngân hàng đóng băng tài khoản của mình khi có nhu cầu.
Bởi vì việc tài khoản ngân hàng bị đóng băng đem lại khá nhiều rắc rối nên hầu hết nguyên nhân là do phía ngân hàng hoặc cơ quan công an muốn điều tra. Bạn nên cân nhắc tránh các trường hợp trên để không bị đóng băng tài khoản nhé.
Hậu quả khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng
Nếu tài khoản bị đóng băng, bạn sẽ gặp những hậu quả nghiêm trọng không ngờ tới. Bạn có thể tham khảo một số tác hại khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng sau đây:
- Hậu quả đầu tiên chính là bạn không thể thực hiện giao dịch với tài khoản ngân hàng của mình. Kể cả rút tiền, thanh toán hóa đơn, thanh toán trực tuyến và chuyển tiền… Nếu bạn hoạt động trong kinh doanh thì đây được xem là bước trở ngại lớn nhất. Dù bạn có nhiều tiền trong tài khoản đi chăng nữa cũng sẽ không được giao dịch.
- Khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng, bạn sẽ không thể quản lý tài khoản ngân hàng của mình một cách hiệu quả. Nếu muốn thanh toán các khoản nợ, quản lý tiền mặt, vay mượn hay đầu tư sẽ không được hỗ trợ.
- Nếu bạn đang đầu tư, kinh doanh hoặc mua bán chứng khoán thì việc tài khoản ngân hàng bị đóng băng sẽ khiến bạn mất đi khoản lợi nhuận lớn. Cơ hội đầu tư đối với bạn cũng không còn.
- Với những ai đang cung cấp dịch vụ với đối tác, khách hàng thì họ dễ dàng mất niềm tin vào bạn.
Không những vậy, các chuyên gia phân tích tâm lý bị ảnh hưởng khi ngân hàng bị đóng băng khá cao. Cảm giác có tiền nhưng không thể sử dụng mang đến sự thiếu tự tin, căng thẳng khi giao tiếp với bạn bè, đối tác làm ăn.
Đồng thời, việc tài khoản bị đóng băng cũng có thể gây ra khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch hàng ngày. Ví dụ như thanh toán hóa đơn, tiền thuê nhà, chi tiêu hàng ngày, gửi tiền tiết kiệm hay tạo dựng quỹ tiền hưu. Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và tạo ra sự phiền toái và bất tiện không đáng có.
Cách xử lý khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng
Như đã chia sẻ ở trên, tài khoản ngân hàng bị đóng băng không vĩnh viễn hoàn toàn. Chính vì thế, khi gặp tình trạng này bạn cần bình tĩnh và giải quyết với những cách dưới đây:
- Trước hết, bạn hãy liên hệ với ngân hàng khi có thông báo tài khoản ngân hàng bị đóng băng. Có thể đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng bạn sử dụng để tìm hiểu về nguyên nhân và hướng dẫn quy trình giải quyết.
- Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin để xem xét giải quyết. Những giấy tờ này có thể là giấy tờ tùy thân, giấy tờ tài chính…
- Phía ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn thực hiện thủ tục giải quyết. Bạn sẽ phải cung cấp thông tin bằng cách điền nội dung về lịch sử giao dịch. Hoặc các vấn đề liên quan đến tài chính, khoản vay… của bạn trong thời gian gần đây.
- Sau khi lấy thông tin, phía ngân hàng sẽ kiểm tra và đưa ra cách giải quyết ổn thỏa:
- Nếu tài khoản bị đóng băng do yêu cầu của cơ quan điều tra thì ngân hàng cũng chỉ hỗ trợ mở đóng băng khi có lệnh.
- Nếu bạn chưa thanh toán khoản nợ thì ngân hàng sẽ hướng dẫn thanh toán. Sau khi bạn thực hiện trả nợ khoản vay thì tài khoản sẽ được mở đóng băng.
- Trường hợp ngân hàng nghi ngờ bạn có những hoạt động gian lận trong quá trình sử dụng. Bạn cần chứng minh theo hướng dẫn của ngân hàng.
Như vậy, tùy theo nguyên nhân tài khoản ngân hàng bị đóng băng mà ngân hàng hỗ trợ những cách mở khác nhau. Trong thời gian giải quyết, bạn cần giữ phương thức liên lạc với ngân hàng. Nhân viên ngân hàng có thể sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm một số thông tin trong quá trình xử lý.
>> Đừng bỏ qua: Cách xóa tài khoản BIDV online vĩnh viễn
Mẹo tránh tình trạng tài khoản ngân hàng bị đóng băng
Không ai muốn tài khoản ngân hàng của mình bị đóng băng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh trường hợp tài khoản bị đóng băng nhé:
- Thường xuyên kiểm tra thông tin cá nhân bạn đã cung cấp khi mở tài khoản ngân hàng. Nếu có bất cứ sự thay đổi nào và sự thay đổi đó không xuất phát từ bạn thì hãy thông báo ngay với ngân hàng.
- Đọc rõ điều khoản, điều kiện của ngân hàng. Điều này giúp bạn tránh vi phạm các vấn đề và yêu cầu ngân hàng đưa ra trong quá trình sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
- Giao dịch tài chính trong phạm vi cho phép. Hoạt động giao dịch của bạn phải bảo đảm tính pháp lý. Tuyệt đối không giao dịch hoặc thực hiện giao dịch dưới sự nhờ vả của người khác. Bất cứ giao dịch nào có dấu hiệu mập mờ, đáng nghi thì ngân hàng đều có quyền đóng băng tài khoản ngân hàng.
- Kiểm tra lịch sử giao dịch trên tài khoản ngân hàng của bạn thường xuyên. Nếu có giao dịch nào đáng ngờ, không rõ nguồn gốc thì hãy liên hệ với ngân hàng xử lý. Nhiều người bị hack tài khoản ngân hàng và thực hiện thanh toán với các giao dịch không rõ ràng.
Nhiều người bị đóng băng tài khoản bất ngờ và không xác định được nguyên nhân. Có thể do họ thực hiện giao dịch trái phép nhưng không biết rằng ngân hàng cấm những giao dịch đó chẳng hạn. Do đó, có thể thấy việc đọc kỹ điều khoản điều kiện ngân hàng đưa ra là vô cùng cần thiết.
Trên đây là những nội dung giúp bạn làm rõ thắc mắc Vì sao tài khoản ngân hàng bị đóng băng? Nếu tài khoản của bạn bị đóng băng thì không nên lo lắng quá nhé. Hãy thực hiện theo hướng dẫn chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Chúc bạn thành công!