Nhiều người dùng hiện hiện nay đang gặp khó khăn về việc giao dịch tại các ngân hàng và bạn đã biết vượt quá hạn mức giao dịch là gì? Cách nâng hạn mức khắc phục timeout như thế nào cho hiệu quả, muốn biết chi tiết bạn hãy dành ra ít phút để tham khảo ngay tại laisuat.org nhé.
Vượt quá hạn mức giao dịch là gì?
Vượt quá hạn mức giao dịch được hiểu đơn giản là trong các giao dịch chuyển khoản, ngân hàng áp dụng một mức hạn mức cho phép theo quy định. Nếu bạn thực hiện giao dịch chuyển khoản vượt quá hạn mức, hệ thống ngân hàng sẽ tự động hủy giao dịch và thông báo cho bạn biết rằng giao dịch đã vượt quá hạn mức cho phép và không thực hiện được.

Lưu ý: Lúc này, bạn cần thay đổi lại hạn mức giao dịch và tiếp tục chuyển tiền đến ngân hàng thụ hưởng. Thông thường hạn mức chuyển khoản liên ngân hàng tối đa dao động từ 50 – 200 triệu đồng/lần, hạn mức trong ngày từ 200 triệu – 2 tỷ đồng/ngày. Nhóm khách hàng VIP sẽ có thể chuyển khoản tới 5 – 10 tỷ đồng/ngày.
Vượt quá hạn mức giao dịch thẻ tín dụng
Khi bạn sử dụng thẻ tín dụng vượt quá hạn mức mà ngân hàng đã cấp, sẽ phải trả một khoản phí phạt. Mức phí phạt cho việc sử dụng quá hạn mức thẻ tín dụng thường nằm trong khoảng 100.000 đồng/sao kê, tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.
→ Vì vậy, lời khuyên dành cho những người đang sử dụng thẻ tín dụng là hãy giao dịch với mức khoảng 25% – 30% hạn mức mỗi tháng. Điều này sẽ đảm bảo khả năng thanh toán và đồng thời tạo điểm tín dụng tốt, từ đó dễ dàng nâng cao hạn mức thẻ tín dụng trong tương lai.
Vượt quá hạn mức giao dịch tài khoản thường/thẻ ghi nợ
Cách nâng hạn mức khắc phục timeout nhanh chóng
Hiện tại ngân hàng đang hỗ trợ bạn nâng hạn mức giao dịch theo hai cách sau đó chính là bạn yêu cầu thay đổi hạn mức hoặc phía ngân hàng sẽ tự động cập nhật.
Yêu cầu ngân hàng thay đổi hạn mức giao dịch
Bạn cũng có thể tự thay đổi hạn mức của thẻ tín dụng. Việc yêu cầu giảm hạn mức thẻ là rất đơn giản, chỉ cần điền vào mẫu đơn và gửi cho ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng hạn mức thẻ tín dụng, cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục để chứng minh khả năng tài chính của mình. Sau đó, ngân hàng sẽ xem xét và quyết định xem bạn có đủ điều kiện để tăng hạn mức hay không.
Ngân hàng tự động gia hạn hạn mức
Khi bạn đã sử dụng thẻ được một khoảng thời gian định kỳ (thường là 6 tháng). Ngân hàng sẽ dựa vào mức chi tiêu hoặc thu nhập tài chính của bạn để xem xét việc tăng hoặc giảm hạn mức thẻ. Nếu bạn có lịch sử tín dụng tốt và thực hiện thanh toán thẻ tín dụng đúng hạn, khả năng cao hạn mức thẻ tín dụng sẽ được tăng lên.
Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ thông báo cho bạn trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Bên cạnh đó, bạn có quyền đồng ý hoặc từ chối hạn mức mới được đề xuất.
Khắc phục lỗi timeout nhanh chóng
Nếu bạn đang muốn khắc phục lỗi timeout nhanh chóng nhất, rất đơn giản trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân và làm theo các bước hướng dẫn sau đây để xử lý.
Lỗi mạng/hệ thống /tắc nghẽn hệ thống
Biểu hiện lỗi:
- Có trường hợp khi đăng nhập vào phần mềm, bạn gặp lỗi hoặc giao diện chậm, không thể thực hiện được các thao tác.
- Nhiều trường hợp khi thực hiện giao dịch chuyển tiền, đến lúc nhập mã OTP, lại không nhận được tin nhắn xác nhận.
- Khi đã điền đầy đủ thông tin, nhưng lại nhận được thông báo lỗi.
- Trường hợp khác là khi giao dịch đã thành công và tiền được trừ, nhưng người thụ hưởng không nhận được tiền và không có thông báo về việc trừ tiền đã được gửi đi.

Cách khắc phục:
Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy thoát khỏi ứng dụng và đăng nhập lại. Nếu vẫn không thể thực hiện được, bạn hãy chuyển sang sử dụng các hình thức khác như: MoMo, ZaloPay,… và đợi cho đến khi ngân hàng khắc phục sự cố hệ thống.
→ Trong trường hợp gặp tắc nghẽn hệ thống, bạn chỉ cần đợi khoảng 15-30 phút trước khi tiếp tục thao tác lại.
>>> Gợi ý cho bạn: Cách tra xem ngày chốt sao kê thẻ tín dụng Techcombank
Lỗi giao dịch không thực hiện được
Biểu hiện lỗi:
- Khi bạn thực hiện chuyển khoản, thanh toán nhưng không nhận được thông báo giao dịch thành công.
Cách khắc phục:
Lỗi này thường do hệ thống ngân hàng gặp sự cố hoặc bạn đã cung cấp thông tin không chính xác, dẫn đến việc giao dịch không thành công.
- Trường hợp lỗi hệ thống: Để khắc phục, bạn có thể chờ đợi ngân hàng sửa lỗi hoặc lựa chọn sử dụng các hình thức chuyển khoản khác trên các ví điện tử như: MoMo, ZaloPay, Viettel Money,…
- Trường hợp giao dịch vượt quá hạn mức: Mỗi tài khoản, thẻ đều có hạn mức riêng. Nếu số tiền muốn chuyển vượt quá hạn mức này, giao dịch sẽ không thành công. Đơn giản, bạn chỉ cần chia nhỏ số tiền và thực hiện nhiều giao dịch nhỏ hơn.

Lỗi chuyển tiền tài khoản thụ hưởng không nhận được
Biểu hiện lỗi:
Bạn đã thực hiện việc chuyển tiền đến một tài khoản ngân hàng khác và đã hoàn thành toàn bộ các thủ tục, từ yêu cầu chuyển khoản, xác nhận cho đến thông báo hệ thống rằng giao dịch chuyển tiền đã thành công. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian từ 2-3 ngày, người thụ hưởng vẫn chưa nhận được số tiền và khi kiểm tra tài khoản của bạn vẫn không bị trừ đi.
Cách khắc phục:
+ Chuyển khoản nhầm tên ngân hàng: Hãy kiểm tra lịch sử giao dịch trên hệ thống để đảm bảo rằng bạn đã điền chính xác tên ngân hàng. Nếu phát hiện sai sót, bạn cần thực hiện lại giao dịch từ đầu.
+ Chuyển khoản vào cuối tuần mà không sử dụng dịch vụ chuyển khoản nhanh 24/7: Trong trường hợp này, người nhận sẽ nhận được tiền vào ngày thứ 2 của tuần sau. Hãy lưu ý khi thực hiện giao dịch vào thời điểm này.
+ Tài khoản không có đủ số tiền: Đảm bảo rằng tài khoản của bạn có số tiền đủ để thực hiện giao dịch, ít nhất bằng hoặc lớn hơn số tiền gửi cho người nhận.
+ Sai số tài khoản (đơn vị thụ hưởng không hợp lệ/tài khoản đích không hợp lệ): Kiểm tra lịch sử giao dịch để xác minh số tài khoản đã được nhập chính xác. Nếu phát hiện sai sót, bạn hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ nếu số tiền đã bị trừ.
Hi vọng, qua bài viết này phần nào cũng đã giúp bạn biết được chính xác ý nghĩa vượt quá hạn mức giao dịch là gì? Và cách nâng hạn mức khắc phục timeout chi tiết nhất.